Các điểm nổi bật của làng gốm Bát Tràng

23/09/2019 30/09/2019

1156 0

Những nét riêng biệt nổi bật của gốm sứ Bát Tràng

Trải qua bao thăng trầm của thời gian, giữa cuộc sống đương đại nhiều sôi động, làng nghề truyền thống gốm sứ Bát Tràng vẫn giữ nguyên được nét đẹp, nét tinh hoa vốn có, không pha lẫn những thứ lai tạp bên ngoài dù có bị cạnh tranh đến đâu. Lựa chọn gốm sứ Bát Tràng không chỉ là lựa chọn nét đẹp tinh hoa của dân tộc, không chỉ là tìm đến những sản phẩm gốm sứ chất lượng nhất, mà còn là một thú chơi điển hình dành cho những con người yêu nghệ thuật. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để cùng gốm sứ Minh Quang tìm hiểu những nét riêng biệt nổi bật của gốm sứ Bát Tràng.

Đặc điểm nổi bật của gốm sứ Bát Tràng

Hầu hết các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng được sản xuất theo lối thủ công, thể hiện rõ rệt tài năng sáng tạo của người thợ lưu truyền qua nhiều thế hệ. Do tính chất của các nguồn nguyên liệu tạo cốt gốm và việc tạo dáng đều làm bằng tay trên bàn xoay, cùng với việc sử dụng các loại men khai thác trong nước theo kinh nghiệm nên đồ gốm Bát Tràng có nét riêng.

Đặc điểm nổi bật của gốm sứ Bát Tràng

– Cốt gốm được tạo thành dáng bằng tay và bàn xoay, hoàn toàn là dựa vào kinh nghiệm và cảm nhận của mỗi cá nhân người thợ gốm, và sản phẩm cuối cùng cho ra luôn mang đặc điểm cốt đầy, dày và khá nặng tay.

– Men được tráng là men tự nhiên, an toàn và thường có màu ngà, hơi đục.

– Một số loại men riêng có của Bát Tràng như men ngọc (nâu và trắng), men rạn rất độc đáo và thu hút những đánh giá nghệ thuật.

Các loại men thường dùng phổ biến trong gốm sứ Bát Tràng

Men nâu: Là loại men sử dụng đầu tiên trên các sản phẩm gốm Bát Tràng với sắc độ màu đạm hay nhạt phụ thuộc vào xương gốm. Các loại men này thường được dung trong trang trí chân đèn, thạp, chậu, âu, đĩa.. Bởi đặc tính của men này là không bóng, bề mặt thường có vết sần. Ngoài ra men nâu thường được sử dụng kết hợp với các màu men khác tạo nên các sắc độ khác nhau rất phong phú.

Bộ tích trà Vạn Lộc Trường An

Bộ tích trà Vạn Lộc Trường An men nâu

Men trắng (ngà): Đây là loại men trắng, nhiều trường hợp ngả màu vàng ngà, bóng khi nhiệt độ nung đạt độ cao nhưng cũng nhiều trường hợp có màu trắng xám, trắng sữa, đục. Cùng với kiểu dáng và trang trí, men trắng ngà cũng tạo nên một nét riêng biệt của đồ gốm Bát Tràng. Men trắng ngà đã thấy sử dụng phủ lên trang trí men lam hay men nâu, nhưng trong rất nhiều đồ gốm Bát Tràng chỉ thấy dùng men trắng ngà.

Men lam: Loại men này được sử dụng sớm nhất tại làng Bát Tràng. Loại men này được làm từ men gốm và màu oxit coban. Màu đặc trưng của men lam là xanh. Đủ các sắc độ từ xanh chì đến xanh sẫm. Người thợ làm gốm Bát Tràng sẽ sử dụng men để vẽ các họa tiết lên trên đồ gốm. Tuy nhiên men lam không được để trần như các loại men khác. Luôn phải phủ một lớp men màu trắng bóng có độ thủy tinh hóa cao sau khi nung.

Bộ trà Minh Long vẽ hoa sen xanh

Bộ trà Minh Long vẽ hoa sen xanh men lam

Men rạn: Đây là một loại men khá độc đáo. Được tạo ra do sự chênh lệch về độ co giãn giữa xương gốm và men. Tạo cho sản phẩm gốm sứ Bát Tràng sự độc đáo riêng biệt. Hơn nữa còn có ưu điểm dễ dùng với giá thành vừa phải. Vì vậy được đặc biệt ưa chuộng. Sản phẩm hoàn chỉnh thường có màu cũ. Nên người dùng còn hay gọi nôm na là đồ gốm men cổ.

Men ngọc: Ngoài việc tráng cho đồ gốm, men ngọc còn được dùng để vẽ mây, tô lên nhiều góc mảng diềm, đế và các cột dọc của long đình. Men ngọc sắc sẫm còn được dùng để tô lên một số mảng trang trí nổi, hình nghê của lư tròn hay trên diềm trang trí nổi chân trước tượng 

Phương pháp chế tạo men

Phương pháp chế tạo men cổ điển: Phương pháp này có thể thực hiện cho hầu hết các men sống và xuất phát từ rất lâu đời ở Bát Tràng. Men sứ sản xuất theo phương pháp này thường được đem đi nghiền phối liệu trong máy nghiền cho đến khi độ mịn của men qua ngưỡng sàng 10.000 lỗ/ cm2. Trong quá trình nghiền cần khống chế độ mịn thích hợp, không nên nghiền men quá thô sẽ gây nhám bề mặt và thăng nhiệt độ nung, cũng không nên nghiền men quá mịn sẽ bị cuốn hoặc bong men. Một số lỗi thường gạp khi nghiền men như men dễ bị lắng gây ra sản phẩm bị lỗi vì vậy cần làm đặc men, giảm thiểu độ nghiền men, cho thêm đất sét, cao lanh.

Phương pháp chế tạo men Frit: Với phương pháp này, gốm sứ Bát Tràng gần như có thể giảm thiểu được hầu hết các yếu tố độc hại của những nguyên liệu đưa vào men, đồng thời giải quyết bài toán thay thế nguyên liệu khi nguyên liệu khai thác không ổn định về chất lượng và một số nguyên liệu đang có nguy cơ cạn kiệt so với phương pháp chế tạo men cổ điển của làng gốm Bát Tràng.

Phương pháp này bao gồm 2 công đoạn chính:

– Frit hóa: Đem phối liệu đi nung chảy cho tới khi nhiệt độ đạt 1300 – 1450 độ C trong lò quay (Các bạn có thể xem nó giống như lò nung chảy thủy tinh) sao cho các nguyên liệu làm men sứ khi trộn đều lại với nhau chuyển dần sang pha thủy tinh rồi đông lạnh cấp tốc để làm yếu đi các kết cấu của phần hỗn hợp pha thủy tinh đó.

– Nghiền men: Sau khi đã có nguyên liệu thu được từ bước trên đây, việc cần làm tiếp theo là làm sao để đáp ứng được yêu cầu tạo ra loại men sứ thành phẩm. Tiếp theo bắt đầu quá trình nghiền men, cần cung cấp và bổ sung đủ chất tạo huyền phù, chất chống 

Làng nghề gốm sứ Bát Tràng là một làng nghề thủ công truyền thống nổi tiếng ở ven đô Thăng Long khoảng 600 năm nay. Các sản phẩm của làng gốm Bát Tràng là sự kết giao giữa phương pháp thủ công tinh xảo với sự sáng tạo nghệ thuật, mang tính chất cá biệt, có sắc thái riêng, đặc trưng riêng của làng nghề và phản ánh được quan niệm thẩm mỹ, bản sắc văn hóa của người dân Bát Tràng.

Gốm sứ Bát Tràng > Tin tức > Những nét riêng biệt nổi bật của gốm sứ Bát Tràng

Bản đồ

Lịch trình mẫu