Bát Tràng là một trong những làng nghề truyền thống, nổi bất nhất trong đó khi nhắc về Bát Tràng đó là làng nghề gốm đã thu hút khách du lịch đến với Thủ Đô Hà Nội. Những ngày đầu xuân về thăm xứ gốm, bạn sẽ có dịp tham dự lễ hội làng nghề Bát Tràng đặc sắc và đông vui.
ất nhiều làng gốm truyền thống của chúng ta đang dần phục hồi và phát triển du lịch đáp ứng nhu cầu khám phá, tìm tòi của nhân dân. Nếu miền Nam có làng gốm Lái Thiêu, miền Trung nắng gió có làng gốm Quảng Đức, thì Thủ Đô yên bình có làng gốm Bát Tràng trứ danh.
Lễ hội làng Bát Tràng là dịp để chúng ta trải nghiệm cũng như tìm hiểu kĩ hơn về nghề gốm cũng như lịch sử văn hóa của làng gốm. Bát Tràng nằm ở phía Bắc sông Hồng, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Làng gốm được hình thành từ thế kỷ 14-15. Tuy nhiên cũng xuất hiện nhiều tranh cãi cho rằng làng nghề này xuất hiện trước đó vào thời nhà Lý, Hậu Lê,… Nhưng chắc chắn 1 điều rằng, làng gốm Bát Tràng xuất hiện từ cuối giai đoạn Văn hóa Hòa Bình, đầu Văn hóa Bắc Sơn, như vậy là rất sớm. Trong quá trình phát triển, làng gốm Bát Tràng có sự giao thoa cũng như chịu sức ảnh hưởng từ gốm Trung Quốc.
Hàng năm, lễ hội làng nghề Bát Tràng được tổ chức vào dịp rằm tháng 2 Âm lịch, gồm phần lễ và phần hội. Phần tế lễ theo phong tục truyền thống và lễ rước nước, tắm bài vị, rước bài vị ra đình hết sức trang trọng. Trước đây, người dân Bát Tràng vào hội từ ngày 15 đến ngày 22 tháng 2 âm. Trước ngày hội làng tổ chức lễ rước nước sông Hồng để bao sai bài vị thần ngụ miếu bên sông, rồi rước bài vị đó ra đình tế lễ. Khi làm lễ tế, các họ ở làng Bát Tràng cùng rước Tổ của mình ra phối hưởng.
Dự lễ hội làng nghề Bát Tràng, bạn sẽ có dịp khám phá lệ giữ nghiêm ngôi thứ. Đình làng, nơi diễn ra lễ tế được rải 4 chiếu cạp điều, mỗi chiếu dành cho các vị đậu tiến sĩ, võ quan phong tước công, hay dành cho các cụ thọ 100 tuổi. Khi tế, chỉ có những vị khoa mục mới được vào đình, các hào mục chức dịch trong làng thì đứng ngoài hầu lễ.
Ngày đầu là ngày lễ cúng Thành Hoàng. Làng Bát Tràng thui một con trâu tơ béo rồi đặt lên chiếc bàn sơn son, kèm 4 mâm xôi, 6 mâm cỗ. Sau khi lễ xong thì hạ phẩm vật xuống và chia đều cho các họ cùng hưởng lộc.
Bên cạnh phần lễ không thể thiếu phần hội. Nhiều trò chơi dân gian độc đáo được tổ chưc, nổi bật như cờ người và hát thờ. Trò cờ người được đón chờ nhất trong lễ hội làng nghề Bát Tràng. Những cô gái xinh đẹp, nết na nhất trong làng sẽ được chọn để tham gia trò chơi, cùng đó là 2 bà tướng cờ phải đủ phẩm hạnh, giàu có và giỏi giang nhất. Trò cờ người được diễn ra ngay tại đình làng và được chau chuốt tập duyệt hàng tháng trời trước ngày hội chính thức. Hát thờ cũng không kém phần thú vị, đây là phần giao lưu với những làng xung quanh. 3 chầu thi và 4 chầu cầm được chuẩn bị để chọn bài cũng như người thắng vào hát thờ trong lễ hội năm đó.
Đặc biệt, cùng với các nghi lễ, trò chơi là triển lãm gốm với những sản phẩm đặc sấc nhất được trưng bày tại Chợ gốm Bát Tràng của làng. Du khách đến đây sẽ được chiêm ngưỡng sản phẩm truyền thống hết sức tinh tế được những nghệ nhân Bát Tràng chăm chút. Sau khi xem và tìm hiểu, bạn cũng có thể ghé vào gian hàng mua một vài món đồ như quà lưu niệm làm từ gốm, vật dụng gia đình, trang trí,… Đồ gốm Bát Tràng được đánh giá là bền và đẹp, chất lượng tốt.
Lễ hội làng nghề Bát Tràng được tổ chức nhằm tôn vinh nghề gốm truyền thống, nhắc nhở con cháu nhớ về cội nguồn. Đây cũng là dịp để dân làng cầu xin thần hoàng bạn cho bình an, no đủ,… Hãy đến Bát Tràng tham dự ngày hội để khám phá văn hóa độc đáo của làng nghề truyền thống, và được tự tay học làm gốm cùng các nghệ nhân.
Nguồn ảnh: Internet